Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025
Hội thảo “Bạo lực tài chính - Hình thức bạo lực gia đình vô hình: Góc nhìn của Israel và Việt Nam”
(24/11/2022)

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến 15/12 và nhân Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ (25/11), chiều ngày 24/11/2022 tại Hội trường G1700, Trụ sở chính Trường Đại học Lao động - Xã hội, Đại sứ quán Israel đã phối hợp cùng với trường Đại học Lao động - Xã hội tổ chức hội thảo “Bạo hành tài chính - Một hình thức bạo lực gia đình vô hình: Góc nhìn của Israel và Việt Nam” vào nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bạo lực tài chính. Hội thảo được trực tuyến với Tổ chức Women’s Spirit; tổ chức CARE Việt Nam và Cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự buổi Hội thảo, về phía Đại sứ quán Irsael tại Việt Nam có bà Maayan Ben Tura, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam; bà Amy Slater-Olivia, Phó chủ tịch Vận hành và Phát triển, Đại diện tổ chức Women’s Spirit; bà Neichu Mayer, chuyên gia tư vấn về phát triển và giới, Đại diện tổ chức CARE Việt Nam; các diễn giả độc lập và các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực công tác xã hội.

Về phía Trường Đại học Lao động - Xã hội có TS. Lục Mạnh Hiển - Đảng ủy viên, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Xuân Hướng – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; lãnh đạo các đơn vị trong trường; các giảng viên và sinh viên ngành Công tác xã hội Trường cũng đến tham dự Hội thảo.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Maayan Ben Tura, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam chia sẻ trong những năm gần đây, Israel đã tập trung rất nhiều vào bình đẳng giới. Đại sứ quán tại Việt Nam cũng hoạt động rất tích cực trong việc tổ chức các sự kiện khuyến khích sự lên tiếng của phụ nữ bị lạm dụng tại các địa phương, hợp tác với các hội phụ nữ địa phương và các nhà tạm trú dành cho phụ nữ. Hội thảo này, mong muốn mang đến những hiểu biết cơ bản cho cộng đồng nói chung và các bạn sinh viên, những người sau này sẽ trở thành những người làm công tác xã hội hiệu quả về đảm bảo quyền phụ nữ và giới.

  

TS. Lục Mạnh Hiển, ĐUV, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Phó Hiệu trưởng phát biểu tại Hội thảo

Trên thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người phải chịu bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục trong đời.  Năm 2019, 64% phụ nữ Việt Nam chịu một hoặc nhiều loại bạo lực do chồng gây ra, theo Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam. Những số liệu này không đơn thuần chỉ là thống kê, mà cho thấy phần lớn phụ nữ đã trải qua hoặc biết ai đó từng chịu hình thức bạo lực nào đó. Sắp đến ngày Quốc tế Loại bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ (25.11) Chúng ta cần nâng cao nhận thức vì những người phụ nữ đã và đang hứng chịu bạo hành và không may là cả những người sẽ chịu bạo hành trong tương lai. Chúng ta phải làm vậy vì chính mình và vì con gái của chúng ta.

 

Bà Amy Slater-Olivia, Phó chủ tịch Vận hành và Phát triển, Đại diện tổ chức Women’s Spirit diễn thuyết trực tuyến tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia đã diễn thuyết các chủ đề xoay quanh vấn đề liên quan đến “Bạo lực gia đình” nói chung và vấn đề “Bạo lực tài chính” nói riêng như: bà Amy Slater-Olivia, Phó chủ tịch Vận hành và Phát triển với chủ đề: “Giải thích các khái niệm về các loại bạo lực tài chính, vòng tròn bạo lực, những cách nhận biết đối tượng lạm dụng” và “Các dấu hiệu nhận biết sớm và các khía cạnh luật pháp ở Israel và cách Israel thúc đẩy việc chống lạm dụng kinh tế”; bà Neichu Mayer, chuyên gia tư vấn về phát triển và giới với chủ đề: “Công việc không công: Tác động xã hội của Lạm dụng tài chính”; Bà Nguyễn Thu Hà, Quản lý kiêm Chuyên gia về giới nói về chủ đề: “Thúc đẩy hòa nhập tài chính cho phụ nữ như một biện pháp chính trong phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ” và “Thay đổi định kiến ​​và chuẩn mực giới liên quan đến quyền kinh tế của phụ nữ để ngăn ngừa và giảm thiểu bạo lực kinh tế”; Bà Đặng Thị Lan Anh, Trưởng Bộ môn Cơ sở ngành, giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội đã trình bày chủ đề: “Can thiệp công tác xã hội trong trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình”.

Cũng trong buổi Hội thảo, các nội dung Bạo lực tài chính - Hình thức bạo lực gia đình vô hình: Góc nhìn của Israel và Việt Nam được bàn luận một cách sôi nổi. Đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất ý kiến cho rằng cần thích ứng với thực tế mới này như: Lạm dụng Kinh tế và những ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống hàng ngày; thúc đẩy các chương trình và cộng đồng bình đẳng giới, cam kết vì sự phát triển toàn diện và bền vững; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và kiểm soát bình đẳng các nguồn lực thị trường và đưa ra các quyết định sáng suốt ảnh hưởng đến cuộc sống của họ;...

Sau gần hai giờ làm việc hết sức khẩn trương, nghiêm túc, buổi hội thảo Bạo hành tài chính - Một hình thức bạo lực gia đình vô hình: Góc nhìn của Israel và Việt Nam” đã thành công tốt đẹp./.

 

 

Tin khác

Số người truy cập: 27425640

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.