Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tài nguyên-Tài nguyên nghiên cứu

Nhận thức của sinh viên ngành Công tác xã hội về tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng (ThS. Lê Thị Thủy - Khoa CTXH)
(08/08/2016)

 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ TIẾP CẬN VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG

                                                           Tác giả: Ths. Lê Thị Thủy & nhóm nghiên cứu

1.      Đặt vấn đề

Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và xã hội phát triển. Để giúp đỡ và hỗ trợ cho những người gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống thì năng lực của đội ngũ làm nghề là vô cùng quan trọng. Trong đó việc tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng cộng là không thể thiếu đối với sinh viên ngành công tác xã hội. Vấn đề đặt ra là sinh viên ngành công tác xã hội nhận thức về việc tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng như thế nào?.

Hơn nữa, mô hình giảng dạy hiện nay của Trường Đại học Lao động - Xã hội đã thay đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tính chỉ với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Việc thực hành công tác xã hội cho sinh viên còn đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp, chưa có cơ chế chính thức trong việc thiết lập mối quan hệ gắn kết giữa Trường đào tạo và cơ sở thực hành, thực tập. Do đó, cần nâng cao nhận thức về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực của sinh viên công tác xã hội nhằm trang bị cho sinh viên năng lực tiếp cận cộng đồng sau khi ra trường là đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Nội dung

2.1 Một vài nét về năng lực tiếp cận và huy động nguồn lực của sinh viên

Tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cộng đồng, nhằm hướng tới sự phát triển, ổn định xã hội. Bản thân người làm việc với cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng phát triển, cất cánh đi lên từ những cộng đồng nghèo cần có năng lực tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng. Huy động nguồn lực cộng đồng xuất phát từ cơ sở của Thuyết huy động nguồn lực và một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu về năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên công tác xã hội còn rất hạn chế.

Hơn nữa thực tế ở Việt Nam, nghề CTXH đang được quan tâm phát triển với các nhu cầu của xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Việc tiếp cận cộng đồng hiện nay đang còn nhiều bất cập, rất khó khăn và phức tạp nhất là khi làm việc với các vấn nạn HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Người tiếp cận cộng đồng chủ yếu là nhân viên tiếp cận cộng đồng – người được các chương trình tuyển chọn và đào tạo, đôi khi họ không được đào tạo bài bản về cách tiếp cận theo nghề công tác xã hội. Họ phải thường xuyên tìm đến các nhà hàng, khách sạn hay các tụ điểm bán dâm, địa bàn người bán dâm hay tụ tập tiếp cận, tư vấn, chia sẻ thông tin với về cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, thực hiện hành vi tình dục an toàn và HIV/AIDS. Công việc thực tế còn gặp rất khó khăn, nhiều trường hợp mại dâm, hay sử dụng ma túy rất khó tiếp cận,  tỏ thái độ bất cần, không hợp tác, sợ nhân viên tiếp cận cộng đồng đến dẫn theo lực lượng công an.  Bên cạnh đó một số tụ điểm hay thay đổi thường xuyên nên cũng rất khó tiếp cận. Do vậy nhân viên tiếp cận cộng đồng lại càng phải kiên trì, bền bỉ tạo lòng tin với họ và khi cần sẽ thông qua bạn bè của đối tượng để tư vấn, tham vấn. Trong khi đội ngũ tiếp cận cộng đồng còn hạn chế về khả năng tiếp cận bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ nên hiệu quả công việc chưa cao. Vậy để nâng cao nhận thức về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên chúng ta cần xem xét qua nhận thức của sinh viên công tác xã hội về năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng như thế nào?

Khái niệm nhận thức.

Nhận thức về việc tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực của sinh viênsự hiểu biết tri thức, kinh nghiệm về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng thể hiện qua các hình thức, nội dung và phương pháp tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng nhằm đảm bảo cho  hoạt động tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng đạt hiệu quả.

Khái niệm sinh viên

           Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “students”,  nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, hăng say, người tìm kiếm khai thác, khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Sinh viên là lớp người trưởng thành năng động, sáng tạo trong xã hội đang được đào tạo trong các trường Đại học và Cao đẳng, là chủ thể có ý thức, tự giác, tích cực, có trách nhiệm cao với hoạt động của mình nhất là hoạt động học tập mở rộng, đào sâu tri thức tự hoàn thiện mình hoà nhập với sự phát triển của xã hội.

Khái niệm cộng đồng và tiếp cận cộng đồng.

“Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ)

Tiếp cận cộng đồng: Tiếp cận” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “acessibility” trong tiếng Anh. Nó được dùng để mô tả mức độ số lượng nhiều người nhất có thể tiếp cận được của một sản phẩm nào đó (như các loại thiết bị, dịch vụ, môi trường không gian…). “Tiếp cận” được hiểu là “có thể tới được” về mặt chức năng của một hoặc toàn bộ hệ thống nào đó. Tiếp cận thường được dùng khi nói đến người khuyết tật (NKT) cùng quyền họ được tiếp cận đến các thực thể (thường là thông qua các phương tiện kĩ thuật trợ giúp)[20]..

2.2 Thực trạng nhận thức về năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên.

            Nhìn chung, nhận thức của sinh viên về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên công tác xã hội còn rất hạn chế.  Điều này còn do nhiều yếu tố cả chủ quan từ phía sinh viên và những yếu tố khách quan như điều kiện, tổ chức, đào tạo và trang thiết bị học tập cũng như môi trường tiếp cận cộng đồng. Sinh viên có kiến thức và kinh nghiệm khi tiếp cận cộng đồng nhất là trong vấn đề huy động nguồn lực cộng đồng, nhưng nhận thức cong chưa sâu sắc

2.1.1.     Nhận thức của sinh viên về năng lực tiếp cận cộng và huy động nguồn lực cộng đồng.

Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng.

 

STT

Tiêu chí

Tần suất

Tỷ lệ %

1

Quan trọng

142

94.7

2

Quan trọng một phần

5

3,3

3

Không quan trọng

3

2,0

                                                                                  (Nguồn: Kết quả khảo sát)

Cũng theo kết quả nghiên cứu, 142 sinh viên tham gia trả lời đã thể hiện quan điểm cho rằng Tiếp cận cộng đồng trong thực hành CTXH có vị trí quan trọng chiếm 94,7% trên tổng số sinh viên điều tra. Ngược lại, có khoảng 3.3% và 2% sinh viên được hỏi lựa chọn quan trọng một phần và không quan trọng, tương đương với số lượng 5 và 3 sinh viên trên tổng số sinh viên được điều tra. Chia sẻ về điều này, thông qua phỏng vấn sâu sinh viên nhóm nghiên cứu thu được ý kiến như sau. Đa số sinh viên cho rằng “Việc tạo lập mối quan hệ ban đầu với cộng đồng tốt sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng thu thập thông tin, tạo được mối quan hệ thân thiết gắn bó với cộng đồng ngay trong giai đoạn đầu khi thâm nhập cộng đồng.Và ngược lại, nếu bước đầu, việc tạo lập mối quan hệ không tốt sẽ dẫn đến việc thu thập thông tin, tiếp cận cộng đồng gặp nhiều khó khăn và cản trở”. Chia sẻ mang tính học thuật, sinh viên Trần Thị Hoài-Đ8CT2 nhận định “Tiếp cận và huy động nguồn lực là điều vô cùng cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi sinh viên thực hành, thực tập để phát triển cộng đồng. Nếu không tiếp cận và huy động được nguồn lực trong cộng đồng thì không thể phát triển cộng đồng.Vì phát triển cộng đồng từ việc gây nhận thức, vấn đề hiện tại và sau cùng quan trọng là phải phát huy được khả năng và tài nguyên vốn có, tự lực thì cộng đồng mới phát triển”. (Kết quả phỏng vấn sâu sinh viên)

Bảng số liệu dưới đây cho thấy sinh viên nhận thức về mức độ cần thiết về kiến thức, kỹ năng và thái độ tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng.

STT

Nội dung

Mức độ cần thiết (%)

Rất cần thiết (%)

Cần thiết (%)

Cần thiết một phần(%)

Không cần thiết (%)

Rất không cần thiết (%)

       1.             

Khái niệm năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng

51.3

40

8.7

0

0

       2.             

Mục đích, ý nghĩa của tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng

46.7

41.3

10

2.0

0

       3.             

Nguyên tắc tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng

42.0

50.7

7.3

0

0

       4.             

Giá trị đạo đức khi tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng

44.0

50.7

5.3

0

0

       5.             

Các thuật ngữ có liên quan

30.0

39.3

20.7

6.7

2.7

       6.             

Lịch sử hình thành và phát triển năng lực tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng

19.3

52.7

20.7

2.7

4.7

       7.             

Các lý thuyết và cách tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng

32.0

53.3

14.7

0

0

       8.             

Quy trình tiếp cận cộng đồng

51.3

44.7

4.0

0

0

       9.             

Các bước huy động nguồn lực cộng đồng

48.7

40

10.7

0

0

    10.             

Các kỹ năng tiếp cận cộng đồng và kỹ năng huy động nguồn lực công đồng

63.3

18.7

14

2

0

    11.             

Thái độ của sinh viên khi tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng

64.0

21.3

14.7

0

0

    12.             

Sự đa dạng, khác biệt trong các cộng đồng

28

53.3

18.7

0

0

    13.             

Nội dung khác

14.7

46.7

18

2.7

0

Tổng

100

Bảng 2: Nhận thức của sinh viên về kiến thức tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên.

Dựa trên kết quả nghiên cứu có thể nhận ra một số nhóm kết quả tiêu biểu từ đó giúp đưa ra những bức tranh tương phản rõ nét về mức độ cần thiết của tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực.

Nhóm thứ nhất hướng đến những nội dung cơ bản về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực. Bao gồm khái niệm năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực, quy trình tiếp cận cộng đồng, các kỹ năng tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng cũng như thái độ của sinh viên khi tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực Nhóm kết quả này cho kết quả cao nhất trong các nhóm với tỷ lệ dao động từ 51% đến 64%. Tuy nhiên, trên thực tế số sinh viên cho rằng những nội dung này là rất cần thiết cũng mới dừng ở mức trung bình.

Nhóm thứ hai bao gồm: mục đích, ý nghĩa của tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng, gguyên tắc tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng, giá trị đạo đức khi tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng, các thuật ngữ có liên quan, các lý thuyết và cách tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng, các bước huy động nguồn lực cộng đồng. Đây là nhóm những nội dung hướng đến đánh giá kiến thức chuyên môn của sinh viên. Kết quả trên bảng số liệu cho thấy nhận thức hạn chế của sinh viên với mức dao động từ 32% đến 48%. Trong đó, nội dung đạt được tỷ lệ cao nhất là các bước huy động nguồn lực với 48.7%. Ngược lại, những sinh viên cho rằng các nội dung này là cần thiết lại ở mức tương đối cao so với các nội dung ở những nhóm còn lại với tỷ lệ dao động từ mức 40% đến 50.7%. Một điểm đặc biệt nằm ở nội dung các lý thuyết và cách tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng cho tỷ lệ sinh viên lựa chọn mức độ cần thiết ở mức độ cao nhất với 53.3%.

Nhóm cuối cùng gồm ba nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển năng lực tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng; Sự đa dạng, khác biệt trong các cộng đồng; Nội dung khác. Tỷ lệ sinh viên cho rằng những nội dung này rất cần thiết dừng ở mức độ thấp từ 14.7% đến 28% nhưng ngược lại tỷ lệ sinh viên nghĩ rằng chúng là cần thiết lại ở mức độ cao nhất trong tất cả các nội dung dao động từ 46.7% đến 53.3%.

Nhận thức của sinh viên về kỹ năng tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực của sinh viên

            Kỹ năng giao tiếp không lời; Kỹ năng viết đề xuất, báo cáo;Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói; Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng phỏng vấn sâu; Kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng vận động, khuyến khích sự tham gia; Kỹ năng điều phối; Kỹ năng lập kế hoạch chi tiết; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng vẽ bản đồ xã hội; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng thấu hiểu; Kỹ năng phân tích nguồn lực; Kỹ năng giải quyết xung đột; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng quan sát; Kỹ năng đánh giá vấn đề; Kỹ năng khác

Thái độ của sinh viên khi tiếp cận cộng đồng

Hầu hết sinh viên đều cho rằn khi tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cần thể hiện thái độ tôn trọng, chấp nhận, thấu cảm, Suy nghĩ tích cực, phục vụ cộng đồng. Điều quan trọng là tập trung vào điểm mạnh của cộng đồng với biểu hiện cởi mở, chân thành. Thêm vào đó sinh viên cần thể hiện tự ý thức, kỷ luật khi về với cộng đồng, luôn tỏ ra bĩnh tĩnh, tự tin, thể hiện tính tự chủ, kiềm chế bản thân. Đồng thời sinh viên không ngừng ham học hỏi và tìm hiểu cộng đồng, rút kinh nghiệm.

Nhận xét khách quan về mức độ thành công trong việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ Công tác xã hội vào Tiếp cận cộng đồng sinh viên Phạm Thị Dung chia sẻ “Khả năng tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực của sinh viên nghành công tác xã hội nói chung và với bản thân em nói riêng còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chưa vận dụng được hết năng lực của bản thân trong tiếp cận cộng đồng cũng như huy động nguồn lực giải quyết vấn đề”.Cùng quan điểm trên, sinh viên Vũ Tiểu Tâm Anh cho rằng “Vì chưa có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm nên các kỹ năng của sinh viên công tác xã hội còn yếu và chưa nhiều” (Kết quả phỏng vấn sâu sinh viên).

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng.

            Sinh viên ngành công tác xã hội nhận thức về tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, các yếu tổ khách quan thuộc về; hệ thống đào tạo, yếu tố cộng đồng, tổ chức, môi trường học tập, địa bàn, vị trí của cộng đồng…Các yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân sinh viên như tự ý thức;thái độ, nhu cầu, động cơ, hứng thú, y chí khắc phục khó khăn trong tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng, vốn tri thức cũng như sức khoẻ thể trạng và tinh thần của cá nhân sinh viên. Yếu tố chủ quan là yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nhận thức về tiếp cận cộng đồng và hành động huy động nguồn lực hỗ trợ cộng đồng.Yếu tố khách quan là điều kiện cơ sở nền tảng để kết quả tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên đạt mức độ cao hơn.

3. Kết luận và khuyến nghị

3.1 Kết luận

Vấn đề tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng là một trong các vấn đề cơ bản của nhân viên CTXH. Thực tế sinh viên ngành công tác xã hội còn hạn chế nhiều trong nhận thức về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy, để đạt được năng lực đó ngay từ khi đào tạo trong nhà trường giảng viên và cả sinh viên đều phải chú trọng để trau dồi năng lực này cho sinh viên ngành CTXH, có như vậy mới đáp ứng được chuẩn đầu ra trong đào tạo nhân viên CTXH, nguồn nhân lực cơ bản tham gia vào giải quyết các vấn đề của cộng đồng và xã hội. Đó cũng là một trong các tiêu chí trong đào tạo sinh viên ngành CTXH.

3.2 Khuyến nghị

Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên Công tác xã hội.

            - Với nhà trường, các phòng ban:

            + Nhận thức đúng tầm quan trọng về chuẩn đầu trong đào tạo năng lực, kỹ năng cho sinh viên ngành CTXH.

            + Quan tâm, tạo điều kiện ủng hộ và phối hợp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành CTXH qua hoạt động thực hành, thực tập.

- Với Khoa công tác xã hội:

Giảng viên cần chú trọng trong quá trình giảng dạy để hướng dẫn sinh viên trau dồi được kiến thức, kỹ năng về nội dung tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực trong cộng đồng.

- Xây dựng các mô hình đào tạo gắn nhà trường với cộng đồng, với các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội.

- Với bản thân sinh viên: Ý thức được tầm quan trọng của việc trau dồi và phát triển năng lực nghề nghiệp ngay từ khi còn trong môi trường đào tạo để từ đó thường xuyên trau dồi năng lực trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành. Đặc biệt sinh viên chú trọng phát triển năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng.

- Cơ sở thực hành: Hiểu được cộng đồng trách nhiệm trong đào tạo sinh viên ngành CTXH để từ đó tiếp nhận và kiểm huấn cho sinh viên ngành CTXH khi đi thực hành và thực tập: Cộng đồng, trung tâm…Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực cho các kiểm huấn viên cơ sở.

- Với cộng đồng, người dân: Hiểu được ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng của việc cùng tham gia đóng góp nguồn lực vào các hoạt động giải quyết các nhu cầu của người dân trong cộng đồng để từ đó tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động đóng góp nguồn lực cho các hoạt động của cộng đồng.

 

 

     Tài liệu tham khảo.

1.      Ph¹m Minh H¹c. T©m lý häc tËp 1,2. NXB Hµ Néi,(1978).T78

2.    Lê Thị Mỹ Hiền (2012). Phát triển cộng đồng.  Đại học Mở TP HCM

3.      Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên. 2010).Nhập môn công tác xã hội.. NXB Lao động xã hội, 2010.

4.      C.Mác- Ph Ănghen toàn tập- Tập 23, trang 243)

5.      Nguyễn Thị Thái Lan và TS Bùi Thị Xuân Mai (2011). Công tác xã hội cá nhân và gia đình. NXB Lao động xã hội, 2011

6.      NguyÔn Th¹c - Ph¹m Thµnh NghÞ (1993). T©m lý häc s­ ph¹m ®¹i häc. NXB GD, 1993.

7.      Một số tài liệu hội thảo về Đề án 32 và Đề án 1215

8.      Community development 1998.

9.      Community Organization: Theory and Practice -TCC§: Lý thuyết và thực hành.

10.                        Thông tin khoa học xã hội, số 12, năm 2009.

(http://www.vjol.info/index.php/ssir/article/view/3189/3108)

Website:

11. http://www.tckt.edu.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-tuc/Hoi-thao-Huy-dong-va-gan-ket-cac-nguon-luc-xay-dung-nong-thon-moi-881

12. http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/DaoTao/View_Detail.aspx?ItemId=29

13. http://tailieu.vn/doc/su-tham-gia-cua-cong-dong-trong-giao-thong-nong-thon-chuong-trinh-tiep-can-cong-dong-dong-nam-a-se-26089.html

14. http://t5g.org.vn/?u=cmdt&grnid=664&cmid=1879

15. http://www.vjol.info/index.php/ssir/article/view/3189/3108

16. http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/3760/1/V_L0_02085.pdf

17. https://bandotiepcan.wordpress.com/2011/10/12/tiep-can-la-gi/

Tin khác

Số người truy cập: 30718617

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.