Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Thông tin tuyển sinh-SAU ĐẠI HỌC

Đề cương ôn tập môn Kinh tế học kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2012
(16/05/2012)

CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP MÔN KINH TẾ HỌC NĂM 2012

 

Yêu cầu chung: Sinh viên cần có kiến thức lý thuyết cơ sở về Kinh tế học để vận dụng vào giải thích các tình huống kinh tế cơ bản trong thực tế và có kỹ năng nhất định để làm được một số bài tập đơn giản tương ứng với phần lý thuyết kinh tế học đã được học.

Nội dung ôn tập và thi: Nằm trong khung chương trình chuẩn về Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt và cho phép giảng dạy ở các trường ĐH và Cao đẳng kinh tế trong cả nước.  

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHI TIẾT

 

PHẦN I. HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ

I. Tổng quan về Kinh tế học

1. Kinh tế học và nền kinh tế: Mục tiêu của các thành viên kinh tế.

2. Chi phí cơ hội và Quy luật chi phí cơ hội tăng dần, Đường giới hạn khả năng sản xuất .

3. Phân tích cận biên - phương pháp lựa chọn tối ưu.

II. Lý thuyết cung - cầu

1. Khái niệm, luật cầu (cung), các nhân tố ảnh hưởng đến cầu (cung), xây dựng đường cầu (cung), sự vận động và dịch chuyển của đường cầu (cung).

2. Cân bằng cung cầu.

3. Kiểm soát giá, dư thừa và thiếu hụt của thị trường .

4. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng.

5. Ảnh hưởng của thuế.

III. Co giãn của cầu

1. Khái niệm: co giãn của cầu theo giá, co giãn của cầu theo thu nhập.

2. Công thức tính: theo khoảng và theo điểm.

3. Các giá trị có thể có và phân loại

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến các co giãn của cầu

IV. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

1. Lý thuyết lợi ích đo được: Khái niệm lợi ích (U), tổng lợi ích (TU), lợi ích cận biên (MU). Quy luật lợi ích cận biên giảm dần. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu. Khái niệm thặng dư tiêu dùng.

2. Lý thuyết lợi ích có thể so sánh: Đường bàng quan, đường ngân sách, lựa chọn tiêu dùng tối ưu.

V. Lý thuyết về hành vi người sản xuất

1. Lý thuyết sản xuất: Hàm sản xuất, quy luật năng suất cận biên giảm dần. Sản xuất trong ngắn hạn. 

2. Lý thuyết chi phí: Chi phí tài nguyên, chi phí kế toán và chi phí kinh tế. Các chi phí ngắn hạn.

3. Lợi nhuận: Khái niệm, công thức và nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, điểm hòa vốn, điểm đóng cửa sản xuất.                                                              

VI. Cạnh tranh và độc quyền

         1. Cạnh tranh hoàn hảo: Đặc điểm cơ bản; Quyết định sản xuất của hãng; Cung của hãng và thị trường.

2. Độc quyền thuần túy: Nguyên nhân dẫn đến độc quyền; Đặc điểm, quyết định sản xuất của nhà độc quyền.

VII. Thị trường lao động

1.      Cầu lao động (Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng).

2.       Cung lao động (Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng, phân biệt cung cá nhân và cung thị trường).

3.      Cân bằng thị trường lao động.

 

PHẦN II: KINH TẾ VĨ MÔ

I. Đo lường sản lượng và mức giá

1.       Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Khái niệm, Các phương pháp tính, GDP danh nghĩa, GDP thực tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

2.       Chỉ số điều chỉnh GDP.

3.       Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

4.       Tính tỉ lệ lạm phát theo CPI và GDP.

5.       So sánh thu nhập giữa các thời kỳ.

6.       Điều chỉnh các biến số kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát

II. Sản xuất và tăng trưởng

1. Năng suất và các nhân tố quyết định năng suất

2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công

II. Mô hình tổng cung và tổng cầu

1.       Mô hình tổng cung – tổng cầu .

2.       Sử dụng mô hình tổng cung – tổng cầu để giải thích biến động kinh tế và vai trò của các chính sách ổn định.

3.      Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn.

 

III. Tổng cầu chính sách tài khóa

1.       Cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu.

2.       Các nhân tố quyết định tổng chi tiêu.

3.       Mô hình AE và xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở: Đường AE, sản lượng cân bằng và số nhân.

4.       Chính sách tài khóa.

IV. Tiền tệ và chính sách tiền tệ                   

1.       Cung tiền: Cơ sở tiền, số nhân tiền và mô hình về cung tiền, các công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết cung tiền.

2.       Các nhân tố quyết định cầu tiền.

3.       Thị trường tiền tệ và xác định lãi suất..

4.       Chính sách tiền tệ : Tác động của sự thay đổi cung tiền đến lãi suất, đầu tư, tổng cầu, sản lượng và mức giá.

V. Thất nghiệp

1. Khái niệm, phân loại thất nghiệp

2. Sử dụng mô hình thị trường lao động để giải thích các loại thất nghiệp: tạm thời, cơ cấu và theo lý thuyết cổ điển.

 

 VI. Lạm phát

1.       Khái niệm, đo lường lạm phát.

2.       Nguyên nhân lạm phát.

3.       Tác động của lạm phát đến nền kinh tế.

Tài liệu học tập

1. Tài liệu chủ chính

N. Gregory Mankiw: Nguyên lý kinh tế học: Kinh tế học vi mô (tập 1), dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Giáo sư N. Gregory Mankiw, trường Đại học Tổng hợp Harvard, nhóm giảng viên khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động, 2009

N. Gregory Mankiw: Hướng dẫn thực hành nguyên lý kinh tế học: Kinh tế học vi mô (tập 1), dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Giáo sư N. Gregory Mankiw, trường Đại học Tổng hợp Harvard, nhóm giảng viên khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động, 2009

N. Gregory Mankiw: Nguyên lý kinh tế học: Kinh tế học vĩ mô (tập 2), dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Giáo sư N. Gregory Mankiw, trường Đại học Tổng hợp Harvard, nhóm giảng viên khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động, 2009

N. Gregory Mankiw: Hướng dẫn thực hành nguyên lý kinh tế học: Kinh tế học vĩ mô (tập 2), dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Giáo sư N. Gregory Mankiw, trường Đại học Tổng hợp Harvard, nhóm giảng viên khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động, 2009

2. Các tài liệu khác

·         Cao Thúy Xiêm (chủ biên) Giáo trình Kinh tế học vi mô NXB Kinh tế quốc dân, 2010,

·         Nguyễn Văn Công (Chủ biên), Giáo trình Nguyên lý Kinh tế vĩ mô, Nxb Lao động, 2010.

·         Lương Xuân Dương(chủ biên), Bài tập kinh tế vi mô, Nxb Lao động, 2010.

·         Lương Xuân Dương(chủ biên), Bài tập kinh tế vĩ mô, Nxb Lao động, 2010.

Tin khác

Số người truy cập: 26918147

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.