Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Nghiên cứu khoa học-Cán bộ, giảng viên

Hội thảo khoa học về cải cách tiền lương công chức hành chính
(08/08/2012)

08/08/2012 16:31 PM

 

HỘI THẢO KHOA HỌC

VỀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH

 

          Thực hiện kế hoạch nghiên cứu Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới”, Mã số ĐTĐL.2011-G/58,  ngày 3/8/2012, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Cơ sở khoa học cho việc cải cách chính sách tiền lương công chức Việt Nam từ nay đến 2020”.

          Tham gia hội thảo gồm có các nhà quản lý, nhà khoa học, và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc hoạch định và thực thi chương trình cải cách hành chính nhà nước, cải cách chính sách tiền lương như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Viện Khoa học Lao động, Viện Các vấn đề xã hội, Viện Chính sách tài chính, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW... Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo, đại diện các phòng, khoa và các giảng viên khoa Quản lý lao động của Trường Đại học Lao động – Xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công đoàn, Học viện Tài chính...những người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiền lương trong nhà trường và đang thực hiện luận án tiến sĩ, thạc sĩ, nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, cấp trường về chính sách tiền lương hiện hành.

          Dưới sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Thị Thuận, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội, Chủ nhiệm đề tài; TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Viện trưởng Viện Các vấn đề xã hội (VIDS), chuyên gia cao cấp của đề tài và PGS.TS. Mai Quốc Chánh, nguyên Trưởng khoa Quản lý lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Thư ký đề tài buổi hội thảo diễn ra nghiêm túc, khoa học và sôi nổi. Thông qua bài tham luận của các chuyên gia, ý kiến phát biểu đầy tâm huyết của các đại biểu, hội thảo đã thu được nhiều ý kiến có giá trị khoa học cao, phục vụ đắc lực cho việc đánh giá thực trạng tiền lương công chức hành chính hiện hành và đề xuất những cơ sở khoa học cho việc cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính trong giai đoạn phát triển mới.

          Tài liệu sử dụng trong Hội thảo dài trên 360 trang được Ban chủ nhiệm đề tài chuẩn bị kỹ càng và chu đáo. Cuốn tài liệu gồm 2 phần chính: Phần I – Báo cáo tóm tắt 19 chuyên đề tổng hợp hàm chứa nội dung tổng quát của đề tài, Phần II – Báo cáo tham luận độc lập của các chuyên gia đầu ngành về tiền lương trong cả nước. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây thực sự là một sản phẩm khoa học có giá trị cho các nhà quản lý, khoa học và cho công tác giảng dạy của các trường đại học.

          Do thời gian tổ chức hội thảo chỉ diễn ra trong 1 ngày, vì vậy, phương pháp hội thảo được cân nhắc kỹ. Số bài trình bày trong hội thảo được chắt lọc với 5 bài trình bày:

1. Những đổi mới chính sách tiền lương của CCHC trong 2 lần cải cách năm 1985, năm 1993 và hiện hành. (TS. Nguyễn Quang Huề).

2. Phân tích, đánh giá thực trang tiền lương và thu nhập của CCHC hiện nay thông qua điều tra, phỏng vấn. (TS. Vũ Hồng Phong)

3. Phân tích, đánh giá thực trạng tiền lương và thu nhập của CCHC (theo các nội dung: lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương, chế độ phụ cấp, hình thức trả lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập...). (PGS.TS. Tăng Văn Khiên).

4. Phân tích các yếu tố tác động tới chính sách tiền lương hiện hành (các yếu tố thuộc về căn cứ hoạch định và điều kiện thực thi chính sách tiền lương CCHC. (TS. Nguyễn Lan Hương).

5. Lộ trình và các bước đi cụ thể cho cải cách tiền lương công chức hành chính trong giai đoạn 2015 – 2020. (PGS.TS. Nguyễn Minh Phương).

Sau đó, các đại biểu được phân về các nhóm, tập trung thảo luận 5 vấn đề then chốt của đề tài:

1. Làm thế nào để có một đội ngũ CCHC đủ về số lượng và cao về chất lượng để hoàn thành trọng trách công vụ quản lý nhà nước trong bối cảnh hiện nay.

2. Những rào cản trong thiết kế và thực thi chính sách tiền lương công chức hành chính.

3. Những căn cứ thiết kế và điều kiện thực thi chính sách tiền lương của CCHC.

4. Những biện pháp quản lý tiền lương, thu nhập của CCHC một cách rõ ràng minh bạch.

5. Làm thế nào để đánh giá phát triển tài năng của CCHC.

Kết quả thảo luận nhóm được trình bày tại hội thảo và được các đại biểu đồng thuận bởi tính khoa học và thực tiễn thuyết phục, phù hợp với hiện trạng và có tính đến xu hướng trong thời gian tới.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm cao của các vị đại biểu, hội thảo đã thành công tốt đẹp, thu được nhiều ý kiến có chất lượng, có giá trị khoa học cao. Đây thực sự là một buổi sinh hoạt khoa học có giá trị cho những nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách tiền lương công chức và đặc biệt là cho ban chủ nhiệm đề tài, những người đang thực hiện việc nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhất cho việc cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính Việt Nam theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “trả lương đúng cho người lao động là đầu tư cho phát triển”(1)

 Một số hình ảnh về hội thảo khoa học tại Sơn Tây ngày 03/8/2012

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1). Nghị quyết lần thứ 7, Khóa VIII của Đảng.

 

 

 

 

 

                                          

 

 


Số người truy cập: 27424517

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.