Quá trình phát triển của Khoa CTXH
Trước năm 1997 khi chưa có khoa CTXH các nội dung giảng dạy về chính sách xã hội được giảng dạy trong các bộ môn như Ban bảo trợ xã hội. Các bộ môn tâm lý học, xã hội học được giảng dạy trong Ban khoa học cơ bản cơ sở.
Năm 1997, Khoa CTXH được thành lập khi đó khoa có nhiệm vụ đào tạo cử nhân CTXH hệ cao đẳng và hệ trung học lao động xã hội. Khi đó số giảng viên của khoa có 6 giảng viên cơ hữu và 4 giảng viên kiêm chức có 3 tổ bộ môn. Số lượng sinh viên tuyển hàng năm 150- 200 sinh viên.
Năm 2005 khi trường lên đại học khoa có nhiệm vụ đào tạo cử nhân CTXH hệ đại học, cao đẳng và trung học, khoa có 12 giảng viên cơ hữu và 4 giảng viên kiêm chức, có 4 tổ bộ môn.
Đến nay 2011 Khoa có 34 giảng viên với 5 tổ bộ môn và một trung tâm phát triển CTXH có chức năng tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, tổ chức các hoạt động thực tiễn nâng cao tay nghề cho cán bộ giảng viên và sinh viên. Số lượng sinh viên tuyển hàng năm ở tất cả các hệ từ 400- 500 sinh viên. Hiện nay khoa đã có trên 2000 sinh viên đang theo học ở các tỉnh thành trong cả nước.
KẾT QUẢ, THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG NHỮNG NĂM QUA
Trong đào tạo
- Qui mô tuyển sinh hang năm khoảng 400 - 500 học sinh, sinh viên hệ chính quy (Đại học, Cao đẳng, Trung học và Liên thông) và 100 – 200 sinh viên hệ vừa học vừa làm.
- Đã đào tạo ra trường được:
+ 11 khóa hệ Cao đẳng
+ 02 khóa hệ Đại học
+ 02 khóa hệ Liên thông Cao đẳng lên đại học
+ 44 khóa hệ Trung cấp chính quy
với hàng nghìn học sinh, sinh viên và nhiều khóa hệ vừa học, vừa làm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
- Năm học 2010 – 2011, khoa CTXH đang đào tạo:
+ Hệ chính quy:
§ Đại học các khóa 3, 4, 5, 6 với tổng số 668 sinh viên
§ Cao đẳng các khóa 12, 13, 14 với 359 sinh viên
§ Trung học các khóa 45, 46 với 158 học sinh
§ Liên thông
§ Trung cấp – Cao đẳng khóa 4, 5 với 65. Sinh viên
§ Cao đẳng – Đại học khóa 3 , 4 với 315 Sinh viên
+ Hệ vừa làm vừa học: hiện đang mở các lớp tại các tỉnh: Quảng Trị; Sơn La; Lạng Sơn; Ninh Bình; Hà Nội
Trong bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn
- Mở được 50 lớp nâng cao trình độ CTXH cho cán bộ xã hội ở cộng đồng.
- Đào tạo 03 lớp chuyển đổi CTXH cho cán bộ, giảng viên trường ĐHLĐXH, Học viên Thanh thiếu niên VN, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương.
- Mở được nhiều lớp đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và các Mẹ tại các trung tâm như Làng trẻ SOS, Làng trẻ Berla, Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân,…
Trong hợp tác quốc tế:
Trong xu hướng hội nhập quốc tế, đồng thời được sự tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường, khoa đã chủ động xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với nhiều trường ĐH ở các nứơc Canada, Singapore, Phillipines, Thuỵ Điển, Hàn Quốc...
Ngoài ra, để tận dụng được mọi nguồn lực, Khoa cũng chủ động hợp tác với trên 15 tổ chức quốc tế như UNDP, ILO, UNICEF, CRS, Actionaid, CWS, Radda Barnen...
Hợp tác quốc tế đã đem lại cho giảng viên và sinh viên của khoa CTXH có cỏ hội được trải nghiêm thực tế, tích lũy kinh nghiệm, góp phần làm cho bài giảng phong phú hơn. Thông qua các hoạt động hợp tác, Khoa CTXH đã tiến hành được nhiều dự án thúc đẩy CTXH, nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Đồng thời quan hệ hợp tác cũng giúp khoa có nguồn kinh phí cho triển khai dự án ở một số địa phương và đào tạo thực hành cho sinh viên, cho trang thiết bị phục vụ giảng dạy, cho biên soạn tài liệu, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên.
Trong nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình
Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên được xác định là một trong những hoạt động chính của cả thầy cô và sinh viên nên đã đựơc đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nếu như trước năm 2005 chủ yếu chỉ có một số giảng viên có thâm niên và kinh nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học thì hiện nay các giảng viên trẻ cũng rất tích cực nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu ở cấp khoa, cấp trường và cấp Bộ, Ngoài tra còn có hợp tác quốc tế trong nghiên cứu (6 đề tài). Kết quả cụ thể từ năm 2005 đến nay:
- Nghiên cứu khoa học của giảng viên :
+ Đề tài cấp Bộ : 01
+ Đề tài cấp trường : 7
+ Đề tài cấp khoa : 11
- Nghiên cứu khoa học của sinh viên : 32
Công tác xã hội là một ngàng học mới ở VN, do đó công tác biên soạn giáo trình , bài giảng phục vụ giảng dạy và học tập được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của khoa. Năm 1997 khoa chưa có một cuốn giáo trình hay bài giảng chuyên ngành CTXH nào. Đến nay Khoa đã có hàng chục đầu giáo trình : Giới và phát triển; Nhập môn XHH; XXH chuyên biệt; Công tác XH; Dân tộc học; Gia đình học; Tâm lý học phát triển Tâm lý học xã hội I, II; Tâm lý học lao động; XHH đại cương và chuyên biệt; Nhập môn An sinh xã hội; Cứu trợ XH; Trợ giúp XH; Ưu đãi XH; An sinh xã hội 3; Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Nhập môn CTXH; Công tác XH nhóm; Tham vấn; Phát triển cộng đồng; Công tác thông tin tuyên truyền tại cơ sở.
Bên cạnh đó, nhiều tài liệu tham khảo cũng được khoa chú ý biên soạn để phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên. Như biên soạn được 01 bộ tài liệu tập huấn CTXH cơ bản cho cán bộ xã hội tại cộng đồng; 01 cuốn tài liệu về CTXH với trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xuất bản bằng cả tiếng Việt và Tiếng Anh để chuẩn bị cho vào giảng dạy thử nghiệm bằng Tiếng Anh; 01 cuốn sách tham khảo về lĩnh vực giới.....
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
1. Về giảng dạy: nội dung chương trình đào tạo
- Đổi mới nội dung chương trình theo hướng đào tạo chuyên sâu trong trợ giúp các nhóm đối tượng
- Tăng cường phương pháp giảng dạy tích cực có sự tham gia của người học
- Tăng cường thực hành tay nghề trong chương trình đào tạo
2. Nghiên cứu khoa học
- Tăng cường nghiên cứu khoa học về các nội dung chuyên môn cũng như đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy
- Gắn nghiên cứu về chính sách xã hội với dịch vụ trợ giúp xã hội
- Gắn nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu trong đề xuất ý kiến đổi mới chính sách và ứng dụng vào giảng dạy
3. Nâng cao năng lực đội ngũ
- Nâng cao năng lực giáo viên chuẩn hoá giảng viên, các giảng viên được đào tạo về thạc sỹ và tiến sỹ CTXH.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các giảng viên
4. Hợp tác quôc tế
- Thúc đẩy liên kết hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giảng dạy.
- Trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường đại học nước ngoài.