Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Viện NC, Trung tâm, Trạm trực thuộc-Trung tâm Thông tin - Thư viện

Giới thiệu chung về Trung tâm Thông tin - Thư viện
(25/04/2012)

 I.  QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN

            Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội được thành lập năm 1961, tiền thân là trường Trung học Tiền lương với tên gọi Bộ phận Thư viện trực thuộc Phòng Đào tạo, năm 1999 được tách ra khỏi Phòng Đào tạo và đổi tên thành Tổ Thư viện – Tư liệu trực thuộc Ban giám hiệu, theo Quyết định số 57/QĐ ngày 11/03/2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội thành lập Trung tâm Thông tin – Thư viện. Khi mới thành lập, Thư viện gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí ít, Thư viện chỉ có một phòng đọc nhỏ, trang thiết bị lạc hậu với những tủ sách nghèo nàn. Tới nay, Trung tâm TT-TV đã có nhiều đổi mới: Được đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, vốn tài liệu thông tin khá phong phú, đa dạng. Hệ thống tra cứu điện tử phần mềm IlipMe V5. Đội ngũ cán bộ TT-TV đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng như nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, đáp ứng tốt cho công tác đào tạo và NCKH của nhà trường.

 

II.  CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

            1.  Chức năng, nhiệm vụ:

a. Chức năng: Trung tâm TT-TV thực hiện chức năng tham mưu, giúp hiệu trưởng quản lý các hoạt động thư viện của trường, đồng thời chịu trách nhiệm theo phân cấp quản lý của hiệu trưởng.

b. Trung tâm Thông tin - Thư viện có những nhiệm vụ sau đây:

-  Tham mưu giúp hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Trung tâm TT-TV theo hướng hiện đại; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống TT-TV trong trường;

-  Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, NCKH và chuyển giao công nghệ của nhà trường; thu nhận các công trình NCKH, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, khoá luận của giảng viên, cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, các giáo trình, tài liệu tham khảo, các ấn phẩm biếu tặng và tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

-  Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật;

-  Tổ chức phục vụ, hướng dẫn bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin;

-  Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện;

-  Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học cho cán bộ của Trung tâm;

-  Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của Thư viện; tiến hành thanh lọc các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ văn hoá, Thể thao & Du lịch;

-  Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao & Du Lịch và các cơ quan, đơn vị có yêu cầu;

            - Xây dựng các quy định quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá các hoạt động liên quan đến TT-TV;

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin cho thư viện tại 2 cơ sở của Trường (Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ sở Sơn Tây), chuyển giao công nghệ, tài liệu chuyên môn và nghiệp vụ thư viện;

- Tiếp nhận, hướng dẫn sinh viên thực tập chuyên ngành TT-TV đến thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp về Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội;

-   Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.

2.  Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin  - Thư viện

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: gồm Ban Giám đốc và các phòng chức năng sau:

a.  Ban Giám đốc Trung tâm

          - Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về hoạt động của Trung tâm và việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

                                    Họ và tên: Đỗ Xuân Đán

                                    Trình độ học vấn: Thạc sỹ

                                    Chức vụ: Bí thư Chi bộ - Giám đốc Trung tâm

                                    Điện thoại: (CQ) 04.35566230; (DĐ) 0913.570.107

                                    Email: dan2ulsa@gmail.com 

 

         - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện giúp Giám đốc trong công tác lãnh đạo thư viện, phụ trách một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công.

                                     Họ và tên: Lê Cao Đại

                                     Trình độ học vấn: Thạc sỹ

                                     Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm

                                     Điện thoại: (CQ) 04.35566230; (DĐ) 0916.648.399

                        Email: ledaildxh@gmail.com 

 

b.  Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ:

* Phòng bổ sung & nghiệp vụ có nhiệm vụ:

          + Xây dựng và bổ sung vốn tài liệu, thu nhận các tài liệu; đồng thời có nhiệm vụ xử lý tài liệu theo các chu trình, xử lý kỹ thuật vốn tài liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu, tổ chức hệ thống tra cứu theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện;

         +  Xử lý và biên soạn ấn phẩm thông tin giới thiệu sách mới, thông tin chuyên đề, các loại thư mục, hướng dẫn tra cứu và tổ chức các hoạt động  thông tin khác;

         + Nhập dữ liệu sách việt, ngoại văn vào cơ sở dữ liệu; nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện; quản trị mạng và các phần mềm tiện ích; tham gia vào quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy tính và các thiết bị hiện đại khác; tham gia vào việc số hoá tài liệu và xuất bản.

*  Phòng phục vụ bạn đọc có các nhiệm vụ:

           + Phục vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà các tài liệu giáo trình – bài giảng, sách chuyên khảo, tham khảo, tài liệu nội sinh (Luận án, luận văn, đề tài NCKH…), báo – tạp chí;

          + Tổ chức kiểm kê kho sách theo quy định; bảo quản vốn tài liệu và tu sửa, phục chế tài liệu bị hư hỏng rách nát trong quá trình sử dụng.

*  Phòng dịch vụ có các nhiệm vụ:

           + Bán và cho thuê giáo trình- bài giảng do Trường biên soạn và in ấn;

           + Hướng dẫn bạn đọc tra cứu tìm tin trên dữ liệu điện tử, trên thư mục, giới thiệu thông báo sách mới, tủ mục lục;

           +  Hướng dẫn cho bạn đọc tìm tài liệu nhanh chóng và photo các tài liệu có trong Thư viện khi bạn đọc yêu cầu;

           + Cung cấp các dịch vụ, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có trong hoặc ngoài thư viện thông qua việc trao đổi  giữa các thư viện và hệ thống các phòng đọc, phòng mượn, phòng tra cứu, phòng đa phương tiện (khai thác thông tin trên mạng Internet, khai thác các CSDL online, CSDL CD-ROM và các tài liệu số hóa).


III.  CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN

          1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

           - Thư viện được bố trí tại tầng 6, 7 nhà E với tổng diện tích gần 1.000m2. Tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, giá sách, hệ thống ánh sáng, điều hòa. Phòng đọc tổng hợp với diện tích gần 400m2 , phục vụ cùng lúc khoảng 300  bạn đọc;

           - Phần mềm IlipMe được ứng dụng có hiệu quả, các chức năng cơ bản của hoạt động TT – TV được tự động hóa như: công tác bổ sung tài liệu, biên mục, tra cứu trực tuyến.

            2. Nguồn lực thông tin

           - Hiện tại, thư viện đang có vốn tài liệu khá đa dạng, phong phú phục vụ cho công tác đào tạo và NCKH của trường.

           * Tài liệu truyền thống (sách, báo và tạp chí)

            + Thư viện có trên 100 loại báo – tạp chí, trong đó trên 50 loại báo - tạp chí là chuyên ngành đào tạo của trường;

             + Trên 10.000 đầu sách tương đương 150.000 bản sách bao gồm các loại giáo trình – bài giảng do trường in ấn và biên soạn, sách chuyên khảo và tham khảo;

             + Trên 3.000 bản luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, đề tài NCKH các cấp, báo và tạp chí đóng lưu.

          * Tài liệu điện tử:

           + Từ năm 2004 đến nay, Thư viện đã xây dựng được các CSDL sau: CSDL sách, CSDL Báo-tạp chí, CSDL luận án-luận văn với trên 10.000 biều ghi đáp ứng tốt cho quá trình tra cứu của bạn đọc;

           + Trên 150 đĩa CD-Rom là các chuyên đề, chuyên ngành đào tạo của trường.


IV.  ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

            Với bề dày trên 50 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội, đến nay đã đi vào hoạt động theo mô hình của một thư viện tiên tiến. Chuyên môn nghiệp vụ dần được áp dụng theo chuẩn của các thư viện trong nước cũng như quốc tế. Để thực hiện tốt các mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của nhà trường về đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, nâng cao thế mạnh nghiên cứu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các trường đại học trong và ngoài nước, hướng tới chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học tín chỉ. Trung tâm TT-TV đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới, cụ thể như sau:

            - Đẩy mạnh việc việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, ứng dụng CNTT, phát triển thư viện theo mô hình mở;

- Tăng cường nguồn lực thông tin, đa dạng hóa các loại hình tài liệu, đầu tư các tài liệu điện tử, CSDL online;

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện cùng khối ngành để trao đổi và sử dụng liên thư viện;

- Phát triển các dịch vụ thông tin trong thư viện: dịch vụ cung cấp thông tin từ xa, cung cấp thông tin theo chuyên đề,…

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thư viện trên cơ sở cử cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ, đào tạo tin học, ngoại ngữ…đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới.


Số người truy cập: 30946754

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.