Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Các khoa-K. Quản trị kinh doanh

Giới thiệu chung về khoa Quản trị kinh doanh
(11/09/2012)

 

Trưởng khoa: PGS.TS. Hoàng Thanh Tùng

Phó trưởng khoa: TS. Đỗ Thị Thanh Hoa

       Địa chỉ: Tầng 12 Nhà G, Số 43 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội       

 Điện thoại: 024.3625.0000

Email: khoaqtkd@ulsa.edu.vn

Web: http://www.ulsa.edu.vn/Khoaqtkd

Fanpage: www.facebook.com/quantrikinhdoanhulsa/

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về nhân lực quản trị kinh doanh ngày càng tăng. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người học theo học ngành QTKD tại các cơ sở đào tạo cho thấy xu hướng phát triển và tầm quan trọng của lĩnh vực này trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thấy QTKD là một ngành đào tạo mà xã hội có nhu cầu ngày một cao, ngay từ năm 2005, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã bắt đầu đào tạo cán bộ, chuẩn bị cơ sở vật chất nhằm đáp ứng cho việc đào tạo một ngành mới đó là ngành QTKD. Đến ngày 14/6/2010, Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD) được thành lập với đội ngũ giảng viên được kiện toàn và hợp nhất từ Bộ môn Quản trị Doanh nghiệp và Bộ môn Kinh tế học.

Trên cơ sở đề án và đề xuất của Trường Đại học Lao động – Xã hội  và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ GDĐT đã ra Quyết định số 529/QĐ-BGDĐT ngày 06/2//2013 về việc cho phép Trường Đại học Lao động – Xã hội được đào tạo ngành QTKD. Từ năm học 2013 - 2014, Trường Đại học Lao động – Xã hội chính thức được tuyển sinh đào tạo và cấp bằng cử nhân QTKD. Đây là bước ngoặt lớn có ý nghĩa tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển của Khoa sau này.

Sau một thời gian xây dựng và phát triển, vượt qua những khó khăn ban đầu, Khoa QTKD đã và đang khẳng định vị thế trong đào tạo lĩnh vực QTKD ở Việt Nam. Hiện nay, Khoa QTKD được biết đến như một đơn vị với đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, đoàn kết, với chiến lược đào tạo và quyết tâm phát triển hướng tới tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Tổng số giảng viên tại cả hai cơ sở gồm 42 người trong đó tại trụ sở chính có 26 giảng viên với 01 Phó Giáo sư; 19 Tiến sỹ, 02 Thạc sỹ, 04 Nghiên cứu sinh; tại Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh có 14 cán bộ giảng đều có trình độ tự thạc sĩ trở lên, trong đó có 03 giảng viên có trình độ tiến sĩ. Xét theo tỷ lệ, số giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 73% trên tổng số giảng viên cơ hữu, trong đó có trên 90% đào tạo đúng chuyên ngành tại các Trường Đại học có uy tín trong lĩnh vực kinh tế ở trong và ngoài nước

Dựa trên mục tiêu và sứ mệnh của Trường Đại học Lao động – Xã hội, Khoa QTKD đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực để thành công với sứ mệnh đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành QTKD có chất lượng; Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên cơ sở phát huy thế mạnh về Khoa học cơ bản; tiếp cận các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và khu vực. Từ chỗ chỉ có một ngành đào tạo trình độ đại học, đến nay Khoa đã đào tạo thạc sĩ ngành QTKD; 2 ngành đào tạo trình độ đại học là ngành QTKD và ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Nhiều sinh viên theo học ngành QTKD của Khoa sau khi ra Trường đã tiếp tục học tập nâng cao trình độ và đang tham gia làm việc tại các viện nghiên cứu, đang giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, các tập đoàn đa quốc gia,... Nhiều cựu sinh viên đã quay lại giúp Khoa trong việc đào tạo các thế hệ sinh viên tiếp theo với kinh nghiệm làm việc thực tế của mình.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang hình thành và phát triển, nhu cầu nhân lực về ngành quản trị kinh doanh rất lớn nhưng đòi hỏi ngày một cao để thích ứng với môi trường kinh doanh biến động nhanh. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với Khoa. Nắm bắt được vấn đề, Khoa QTKD đã nhanh chóng cập nhật, đổi mới CTĐT, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, các đơn vị sử dụng lao động QTKD để phối hợp đào tạo, định hướng nghề nghiệp cho người học.

Hàng năm, Khoa QTKD đều mở rộng sự hợp tác với doanh nghiệp cụ thể hóa bằng những MoU với các đối tác, thêm những điều khoản mang lại giá trị cho hai bên và tận dụng được nguồn lực phát huy được thế mạnh của các bên liên quan. Sự hợp tác này hứa hẹn nhiều đổi mới trong công tác giảng dạy, tạo ra những giá trị mới và cùng nhau chia sẻ những giá trị đó. Việc ký kết với các tổ chức, doanh nghiệp không chỉ mở đầu quan hệ hợp tác, mà còn là sự chia sẻ tầm nhìn, sự hỗ trợ trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Khoa QTKD kỳ vọng vào những bước đi mang tính thực tiễn này nhằm tìm kiếm giải pháp, định hướng đào tạo mang lại hiệu quả cao nhất.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Khoa có chức năng:

Tham mưu cho Hiệu trưởng về xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức ngành Quản trị kinh doanh và ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành; quản lý công tác chuyên môn và quản lý sinh viên theo trách nhiệm và thẩm quyền.

 

Khoa có các nhiệm vụ sau:

Xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng các ngành, nghệ thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành theo quy định và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;

Duy trì ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành;

Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;

Phối hợp với các đơn vị có liên quan về việc liên hệ và tổ chức cho sinh viên, giảng viên đi thực tập, trải nghiệm thực tế. Đồng thời, quản lý, giáo dục sinh viên và công tác cố vấn học tập;

Chịu trách nhiệm về nội dung, phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn; biên soạn chương trình, giáo trình các tài liệu phục vụ dạy học; cải tiến phương pháp dạy học;

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ theo nhu cầu của xã hội

Thực hiện các kế hoạch chung của Nhà trường và thực hiện quản lý có hiệu quả mọi nguồn lực của khoa và của Nhà trường cung cấp.

CÁC NGÀNH, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Các ngành, chuyên ngành, trình độ đào tạo ở khoa gồm có:

- Đào tạo trình độ cử nhân các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

- Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ

Cơ cấu tổ chức của Khoa được thực hiện theo quy định tại Điều lệ Trường đại học và được Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội ký Quyết định ban hành gồm Trưởng Khoa, Phó Trưởng Khoa;  Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa; Các Bộ môn và bộ phận Giáo vụ.

Khoa QTKD hiện có 01 Trưởng Khoa, 01 Phó Trưởng Khoa; Hội đồng Khoa gồm: Chủ tịch Hội đồng và 06 thành viên; 03 Bộ môn gồm: Bộ môn Quản trị, Bộ môn Kinh doanh, Bộ môn Kinh tế học. Bên cạnh đó, Khoa còn có Chi bộ Đảng, Công đoàn bộ phận, Liên chi đoàn Thanh niên và Câu lạc bộ Truyền thông.

 

Lãnh đạo Khoa:

Trưởng khoa: PGS.TS. Hoàng Thanh Tùng

Phó trưởng khoa: TS. Đỗ Thị Thanh Hoa

Hội đồng KH&ĐT Khoa:

            PGS.TS. Hoàng Thanh Tùng           Chủ tịch HĐ

TS. Nguyễn Thị Anh Trâm              Phó Chủ tịch HĐ

TS. Phạm Thị Thúy Vân                  Thư ký HĐ

TS. Lục Mạnh Hiển                          Thành viên

TS. Nguyễn Thị Vân Anh                Thành viên

TS. Nguyễn Quang Vĩnh                  Thành viên

Các bộ môn:

1. Bộ môn Quản trị

Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Anh Trâm

Phó Trưởng Bộ môn: TS. Phạm Thị Thúy Vân

2. Bộ môn Kinh doanh

Trưởng Bộ môn: TS. Lục Mạnh Hiển

3. Bộ môn Kinh tế

Trưởng Bộ môn: PGS.TS. Hoàng Thanh Tùng

Phó Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Vân Anh

 

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA

Với những thành tích đạt được, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, tập thể khoa Quản trị kinh doanh đã được các danh hiệu khen thưởng:

Danh hiệu tập thể lao động tiên tiến: Liên tục từ năm 2019 đến năm 2022;

Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc: Năm 2019 và 2021

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Ngành QTKD với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững các tri thức chuyên sâu về QTKD và có đầy đủ các kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng mềm giúp người học sau khi ra Trường có thể đảm nhận được những vị trí việc làm của một cử nhân ngành QKD tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương trình đào tạo QTKD trang bị cho người học kiến thức cơ bản, nền tảng của ngành; Kiến thức cơ sở ngành cốt lõi; Kiến thức cơ sở ngành nâng cao, phương pháp và công cụ; Kiến thức nền tảng rộng;  Kiến thức khác ngành và Kiến thức đại cương khác về các lĩnh vực của QTKD kết hợp khả năng ứng dụng nghiệp vụ và kỹ năng nghề vào giải quyết những bài toán thực tế làm nền tảng cho công việc của các cử nhân QTKD sau này đồng thời cũng có cơ hội tiếp tục học lên cao hơn ở bậc trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

Chương trình ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành nhằm đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng, phát triển toàn diện theo định hướng ứng dụng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội, có ý thức bảo vệ quốc phòng an ninh; nắm vững và vận dụng thuần thục các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đáp ứng yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế; có khả năng tư duy, độc lập, sáng tạo và có thể tự đào tạo trang bị kiến thức chuyên sâu nhằm thích nghi với môi trường, tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành, lưu trú.

 

Tin khác

Số người truy cập: 30944561

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.